Hiển thị các bài đăng có nhãn dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Cấu tạo dạ dày


Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Dạ dày nằm ở phía bên trái của ổ bụng, ngay phía dưới cơ hoành (một màng cơ chia tách lồng ngực và ổ bụng). Ở người dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non.

vị trí dạ dày
Đây là vị trí của dạ dày, được vẽ mô phỏng từ body của một người đàn ông, nom có vẻ hơi béo :D.

Khi dạ dày trống rỗng, nó sẽ có hình dạng chữ J và thành trong của nó sẽ co lại thành những nếp gấp mềm và dài. Khi dạ dày nở ra, những nếp gấp này sẽ dãn ra và biến mất. Cơ chế này giúp cho dạ dày của một người trưởng thành trung bình có thể chứa được khoảng 1,5 - 3 lít thể tích.

Chức năng
Dạ dày có 2 chức năng chính :
- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.
- Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

cấu tạo dạ dày
Cấu tạo của dạ dày

Để thực hiện được chức năng trên dạ dày có cấu tạo:
Để nghiền thức ăn có các bó cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp.Những lớp cơ này co thắt theo một nhịp đều đặn - thường là 3 lần co trong một phút - để trộn và khuấy những chất có trong dạ dày.
Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.

Chu trình nạp thức ăn:
hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của người

Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (ống này nằm song song với khí quản) sau đó là đến dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên dựa theo cấu tạo thì chức năng này là không đáng kể.
Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột già và tống ra ngoài theo đường đào thải.

Dịch vị trong dạ dày:
Bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin. 
Dạ dày chia thành 3 vùng cơ bản, hang vị, thân vị và tâm vị ở đó tỷ lệ phân chia các tế bào không đều nhau, nên dạ dày sẽ tiết loại dịch vị axit cũng khác nhau ở mỗi vùng. Chức năng này đảm bảo sự phân chia đồng đều tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau cho dạ dày.
Axit dịch vị có tác dụng rất mạnh, nó đủ mạnh để có thể đục thủng 1 lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để đảm bảo dạ dày không bị axit ăn mòn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng dai bao phủ niêm mạc, khiến cho dạ dày vui vẻ mỗi khi có các anh axit trên tiết ra.
Tuy vậy những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh chóng, toàn bộ niêm mạc dạ dày được thay thế mới 3 ngày/lần. Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Và một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét hay viêm hang vị dạ dày là do sự mất cân bằng khiến cho lượng chất nhầy thiết hụt, hay sự phát triển dư thừa của axit dịch vị trong dạ dày.

Thông tin bên lề :
Hệ tiêu hóa của gấu giúp gấu có thể uống được một lít mật ong liên tục, các men enzim tiết ra đảm bảo phân giải được hết. Hệ tiêu hóa của người thì kém hơn nhiều, một con người bình thường không thể uống một lít mật ong ngay một lúc, nếu uống như vậy con người sẽ chết.
Hay mà chắc có lẽ nguyên nhân là do túi mật con người không to bằng túi mật của gấu chăng :D

 
BACK TO TOP